CÁCH CHỌN ĐÀN ORGAN CHO NGƯỜI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM
Chọn đàn organ đồng hành là một quyết định quan trọng một khi bạn xác định theo đuổi bộ môn này nghiêm túc. Sau đây là hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu nhất để chọn đàn organ cho người chưa có kinh nghiệm, người mới học, phụ huynh mua cho con, hoặc người muốn học đệm hát, giải trí tại nhà.
1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RÕ RÀNG
Trước khi tìm hiểu mẫu mã, bạn hãy xác định nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân trước. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu phạm vi tìm kiếm đáng kể.
Nhu cầu chọn đàn | Gợi ý chọn đàn |
Học cơ bản, giải trí | Đàn phổ thông, có điệu đệm, dễ sử dụng |
Học nâng cao | Đàn có nhiều điệu đệm, có bank tiếng, có cảm ứng lực |
Trẻ em tập làm quen với đàn | Đàn gọn, nhẹ, có chức năng hướng dẫn tự học |
Người học nghiêm túc, lâu dài | Đàn trung cấp, đa dạng chức năng, có kết nối MIDI/USB |
2. CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG NHẤT KHI CHỌN ĐÀN ORGAN
2.1. Số lượng phím
- 49 phím: dành cho trẻ em tập làm quen.
- 61 phím: tiêu chuẩn cho người mới bắt đầu.
- 76 hoặc 88 phím: học nâng cao hoặc định hướng chuyển sang piano.


2.2. Phím đàn có cảm ứng lực
- Cảm ứng lực giúp chơi đàn linh hoạt, cảm xúc hơn (ấn mạnh ra tiếng to, nhẹ ra tiếng nhỏ).
- Yếu tố cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn luyện ngón bài bản hoặc học đệm hát.
2.3. Âm sắc (Voices/Tone) & điệu đệm (Styles/Rhythms)
- Chức năng cơ bản cần phải có của bất kỳ cây organ nào.
- Nhiều âm sắc: giúp bạn khám phá nhiều loại nhạc cụ (piano, guitar, sáo,…)
- Nhiều điệu đệm: giúp bạn học tập sáng tạo, dễ dàng hơn (pop, ballad, bolero,…).
2.4. Các chức năng nâng cao
- Bank lưu tiếng: giúp bạn dễ dàng thay đổi nhanh âm sắc nhạc cụ trong quá trình chơi một bản nhạc.
- USB to Host / MIDI: giúp kết nối máy tính, thu âm, học online.
- Bend luyến tiếng: tạo hiệu ứng luyến láy giống như khi chơi trên đàn guitar, sáo, violin,… thật.
Đọc thêm: 6 CHỨC NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ TRÊN ĐÀN ORGAN (vui lòng bấm vào tiêu đề hoặc ảnh bên dưới để xem bài viết)
3. GỢI Ý CHỌN ĐÀN ORGAN THEO MỨC GIÁ
Mức giá | Gợi ý model | Ghi chú |
Dưới 2 triệu | – Kurtzman K100
– Yamaha PSR-J21, PSR-J20C,… – Casio LK-108, CTK-496, CTK-530, LK-39, CTK-520L, CTK-480, CT-625, CA-310,… |
Cho trẻ nhỏ, người mới học làm quen |
Từ 2-4 triệu | – Kurtzman K160, K200
– Yamaha PSR-E203, PSR-E213, EZ-J220, PSR-E273, PSR-E283, PSR-330,… – Casio CTK-2000, LK-70BL, LK-516, LK-512, CTK-1200, CTK-651, CTK-4400, CTK-6200,… |
Cơ bản, học giải trí |
Từ 4-6 triệu | – Kurtzman K250, K350
– Yamaha PSR-E383, PSR-E423, PSR-E433, PSR-E443, PSR-E453 – Casio CTK-7200 |
Phù hợp cho người học trung cấp, nâng cao |
Từ 6- trên 10 triệu | – Kurtzman K360, SV800
– Yamaha PSR-E463, PSR-E473, PSR-EW425,… – Korg PA600 |
Học chuyên sâu, biểu diễn live, sáng tác, thu âm |
4. KINH NGHIỆM CHỌN ĐÀN ORGAN CHO NGƯỜI MỚI
- Thử đàn trực tiếp nếu có thể: cảm nhận phím, nghe kỹ âm thanh.
- Mua từ cửa hàng nhạc cụ uy tín: được tư vấn kỹ lưỡng, có chính sách bảo hành rõ ràng và hỗ trợ hướng dẫn sử dụng chức năng đàn khi cần.

- Combo đàn và các phụ kiện đi kèm thường được hỗ trợ giá rẻ hơn so với mua lẻ.
- Tránh mua đàn qua trung gian, không rõ nguồn gốc, đàn quá rẻ so với giá thị trường: phím máy dễ hỏng hóc, âm thanh chói tai, không bền.
- Nếu bạn xác định học lâu dài, nên chọn đàn phân khúc từ 4-5 triệu trở lên để đảm bảo đàn có cảm ứng lực và trang bị nhiều tính năng học tập.
![]() |
![]() |
Kurtzman K250 NEW (giá: 5.250.000đ) | Yamaha PSR-E383 NEW (giá: 5.250.000đ) |
![]() |
![]() |
Kurtzman K360 NEW (giá: 7.390.000đ) | Yamaha PSR-E473 NEW (giá: 9.000.000đ) |
- Tuy nhiên, nếu bạn chưa chắc chắn về sự kiên trì, không cần mua đàn quá đắt tiền ngay từ đầu, quan trọng là chọn đàn bền bỉ và dễ sử dụng.
Đọc thêm: ĐÀN ORGAN NHẬT CŨ VÀ MỚI – LỰA CHỌN NÀO TỐT NHẤT? (vui lòng bấm vào tiêu đề hoặc ảnh bên dưới để xem bài viết)
5. GỢI Ý NHỮNG PHỤ KIỆN CẦN THIẾT
- Chân đàn (stand) – 150.000đ-250.000đ/chân: giúp bạn dễ dàng đứng ngồi sử dụng đàn đúng tư thế.
- Tai nghe – 220.000đ-990.000đ/cái: luyện tập yên tĩnh, không làm phiền mọi người xung quanh.
- Bao đàn – 150.000đ-500.000đ/bao (tuỳ loại đàn): bảo quản đàn tránh bụi bẩn khi không sử dụng hoặc di chuyển đàn mang đi.
- Ghế ngồi – 400.000đ/ghế: nên chọn loại vừa tầm với phím đàn, không quá cao, quá thấp.
- Pedal cắm rời – 150.000đ-250.000đ/pedal: dùng để điều khiển một số hiệu ứng âm thanh, giúp tăng biểu cảm khi chơi đàn.
- Giá nhạc – 200.000đ/cái: dùng để đặt bản nhạc giúp bạn dễ dàng theo dõi trong khi chơi. Một số mẫu đàn organ đã qua sử dụng thường bị mất giá nhạc, bạn có thể liên hệ mua tại cửa hàng nhạc cụ địa phương hoặc đặt hàng online.
![]() |
![]() |
Tai nghe Boreho (chuyên cho nhạc cụ): 220.000đ/cái | Chân nhôm chữ U: 450.000đ/bộ |
![]() |
![]() |
Pedal sustain cắm rời: 250.000đ/cái | Giá đỡ bản nhạc (cho organ Yamaha): 200.000đ/cái |
Nếu bạn cần tư vấn chọn đàn organ cụ thể theo độ tuổi, ngân sách hoặc mục tiêu học, vui lòng liên hệ hotline 0986.320.806 hoặc 0988.821.621 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!