Menu

TRUNG TÂM NHẠC CỤ NGỌC HƯNG PHÁT 

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ÂM NHẠC QUỐC TẾ (PHẦN 2)

Trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc, mỗi nhà giáo đều trang bị cho mình những cách tiếp cận và giảng dạy khác nhau. Phương pháp dạy học nào cũng đều có hệ thống. Với các triết lý cơ bản; lộ trình, mục tiêu xác định rõ ràng. Được áp dụng và kiểm nghiệm trong thời gian dài để chứng minh rằng chúng thực sự hiệu quả.

 

Những phương pháp này không chỉ dạy trẻ sử dụng nhạc cụ mà còn dạy trẻ học hỏi âm nhạc một cách sáng tạo và tích cực. Sau đây là 4 phương pháp giáo dục âm nhạc nổi tiếng nhất: Orff, Suzuki, Kodaly, Dalcroze. Và trong phần 2 này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai phương phương pháp tiếp theo là Kodály và Dalcroze.

 

PHƯƠNG PHÁP KODÁLY – KHỞI ĐI TỪ NỀN TẢNG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG

 

Nhà soạn nhạc và nhà sư phạm người Hungary Zoltán Kodály tin rằng giáo dục âm nhạc có thể thu hút học sinh ở mọi cấp độ tinh thần, văn hóa và cảm xúc. Ghi nhớ những giá trị này, Kodály và những người theo ông đã phát triển phương pháp Kodály mà các nhà giáo dục âm nhạc ngày nay vẫn còn sử dụng.

 

 

Zoltán Kodály (1882-1967)
Zoltán Kodály (1882-1967)

 

Phương pháp Kodály là gì?

 

Phương pháp Kodály là một trong những cách tiếp cận giáo dục âm nhạc. Bắt nguồn từ ý tưởng rằng âm nhạc phải là một trải nghiệm văn hóa và xã hội. Phương pháp giảng dạy âm nhạc của Kodály khẳng định rằng: hoạt động âm nhạc là một khả năng tự nhiên của con người. Dó đó, các khái niệm âm nhạc, tính sáng tạo và sự hợp tác được dạy tốt nhất theo nhóm. Ở phương pháp này, giáo viên âm nhạc nên nhấn mạnh chất liệu âm nhạc có liên quan đến văn hóa và di sản của học sinh. Âm nhạc từ ngôn ngữ mẹ đẻ như lời ru, đồng dao, dân ca, và trò chơi âm nhạc cần được ưu tiên sử dụng.

 

Một lớp học âm nhạc được dạy theo phương pháp Kodály
Một lớp học âm nhạc được dạy theo phương pháp Kodály

 

5 nguyên tắc của phương pháp Kodály

 

Việc dạy học theo phương pháp Kodály cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

 

  • Học bằng cách hát. Theo Kodály, giọng nói của con người là nhạc cụ cơ bản. Vì thế, nó phải là trung tâm của việc đào tạo âm nhạc. Học sinh nên hiểu biết về âm nhạc thông qua hát solfège (còn được gọi là solfa).
  • Các ký hiệu tay. Ca hát có thể kết hợp cùng các ký hiệu tay. Những ký hiệu này được phát triển bởi nhà sư phạm người Anh John Curwen.
  • Thông thạo nhịp điệu. Việc đọc các mẫu nhịp điệu. Bao gồm cả nốt, nửa nốt, nốt đen, nốt thứ tám, nốt thứ mười sáu,… Tất cả phải được dạy cùng với hát solfège.
  • Sự hợp tác. Kodály tin rằng sự sáng tạo và hợp tác là điều cần thiết đối với giáo dục âm nhạc. Giáo viên có thể đưa ra yêu cầu này trong các bài học nhóm. Học sinh âm nhạc nên hợp tác với nhau trong các bài tập. Từ vỗ tay, hát đồng ca cho đến đệm nhạc cụ.
  • Kết nối văn hóa. Người hướng dẫn âm nhạc nên nhấn mạnh nguồn âm nhạc dân gian. Hay âm nhạc bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Để tạo ra sự kết nối gần gũi giữa học sinh với âm nhạc.

 

Học nốt nhạc qua các ký hiệu tay của phương pháp Kodály
Học nốt nhạc qua các ký hiệu tay của phương pháp Kodály

 

Phương pháp Kodály và phương pháp tiếp cận Orff

 

Phương pháp Kodály có một số điểm tương đồng với phong cách giáo dục âm nhạc Orff. Một phương pháp do Carl Orff người Đức phát triển vào đầu đến giữa thế kỷ XX. Kodály và Orff đều dạy nhạc theo hướng khám phá. Tuy nhiên, phương pháp Orff đề cao sự ngẫu hứng. Trong khi đó, Kodály vẫn nhấn mạnh vào các tác phẩm sẵn có từ âm nhạc cổ điển. Kodály lấy văn hóa Hungary làm trung tâm trong việc giảng dạy của mình. Còn Orff nhấn mạnh đến di sản và văn hóa Đức.

 

Vận dụng phương pháp Kodály như thế nào?

 

Quy trình giảng dạy âm nhạc cho trẻ em theo phương pháp Kodály được tiến hành theo ba bước cơ bản: chuẩn bị, giới thiệu, và luyện tập. Giáo viên thường sử dụng phương pháp Kodály nơi các nhóm học sinh đang học các yếu tố âm nhạc cốt lõi. Như âm giai trưởng, âm giai thứ và các mẫu nhịp điệu. Mục tiêu của giáo dục âm nhạc Kodály là mang đến cho học sinh sự kết nối trực tiếp với âm nhạc. Không bao giờ biến âm nhạc thành một bài tập học thuật khô khan. Ngay cả những chủ đề khá nâng cao như đảo phách, đối âm và ứng biến cũng có thể được dạy thông qua phương pháp Kodály.

 

Tóm lại, Kodály là một phương pháp được đánh giá cao trong giảng dạy âm nhạc cho trẻ em. Bởi được phát triển trên nền tảng âm nhạc truyền thống. Đồng thời đề cao vai trò của giọng hát tự nhiên trong sự hình thành và phát triển khả năng âm nhạc ở trẻ. Phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục âm nhạc tại nhiều quốc gia.

 

Tham khảo khóa học thanh nhạc cải thiện giọng hát tại đây

 

PHƯƠNG PHÁP DALCROZE – SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ÂM NHẠC

 

Phương pháp dạy học âm nhạc Dalcroze được sáng tạo tại Thụy Sĩ vào đầu thế kỷ 20 bởi Emily Jaques Dalcroze, một giáo sư ký xướng âm của Nhạc Viện Geneva.

 

Émile Jaques Dalcroze (1865-1950)
Émile Jaques Dalcroze (1865-1950)

 

Phương pháp Dalcroze là gì?

 

Dalcroze là một phương pháp dạy học âm nhạc vui tươi, mang tính trải nghiệm. Đó là một quá trình đánh thức, phát triển và hoàn thiện khả năng âm nhạc bẩm sinh. Thông qua chuyển động nhịp nhàng (thường được gọi là eurhythmics). Học sinh luyện cách lắng nghe và năng lực ứng biến.

 

Người lớn học nhạc thông qua phương pháp Dalcroze
Người lớn học nhạc thông qua phương pháp Dalcroze

 

Phương thức tiếp cận độc đáo này làm cho âm nhạc trở nên sống động đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, giáo dục Dalcroze đã tồn tại hơn một thế kỷ. Nó bao gồm các trò chơi và bài tập tương tác. Giúp học sinh phát triển trực giác của chính mình. Một phương pháp thực hành phong phú, phức tạp, nhiều mặt. Khuyến khích mỗi chúng ta trải nghiệm nó theo cách riêng.

 

Lợi ích của phương pháp Dalcroze

 

Phương pháp Dalcroze mang lại lợi ích cho đa dạng đối tượng: giáo viên, vũ công, trẻ em, người già, diễn viên, người khuyết tật,… Bất kể ở mức độ đào tạo nào. Giúp bạn hiểu sâu hơn về âm nhạc và nâng cao nhận thức về cơ thể của mình.

 

Đối với nhạc sĩ :

  • Phát triển cảm giác mạnh mẽ hơn về nhịp điệu và sự hài hòa
  • Nâng cao kỹ năng lắng nghe và trực giác
  • Hiểu âm nhạc qua cơ thể

 

Đối với vũ công :

  • Tinh chỉnh biểu thức phi ngôn ngữ
  • Tìm hiểu các khái niệm âm nhạc thiết yếu
  • Khuyến khích phát triển thẩm mỹ

 

Đối với người cao tuổi :

  • Cải thiện sự phối hợp và cân bằng
  • Nâng cao kỹ năng nhận thức
  • Tăng cường chức năng bộ nhớ

 

Giáo dục Dalcroze diễn ra như thế nào?

 

Giáo dục Dalcroze được chia thành ba loại chính :

  • Eurhythmics thu hút cơ thể chuyển động nhịp nhàng và lắng nghe tích cực
  • Solfège phát triển giai điệu và hòa âm bên trong, cùng với phản ứng tổng thể đối với ký hiệu âm nhạc
  • Ngẫu hứng thể hiện tinh thần sáng tạo với giọng hát, nhạc cụ hoặc cơ thể

 

Trong một lớp Dalcroze, người hướng dẫn kết hợp các yếu tố này thông qua các trò chơi nhịp điệu, bài hát, cử chỉ và chuyển động.

 

Không có nhà giáo dục Dalcroze nào giống nhau và không có lớp nào giống lớp nào. Phương pháp Dalcroze cho phép tạo ra sự đa dạng đáng kinh ngạc trong phong cách và phương pháp giảng dạy. Có nhiều cách độc đáo khác nhau mà các nhà giáo dục Dalcroze đã sử dụng để dẫn dắt học sinh khám phá âm nhạc.

 

GIÁO DỤC ÂM NHẠC TẠI TRUNG TÂM NHẠC CỤ BIÊN HÒA – NGỌC HƯNG PHÁT MUSIC

 

Hiện nay tại thành phố Biên Hoà có rất nhiều trung tâm, lớp dạy đàn cho học viên mọi lứa tuổi. Và việc học đàn tại Biên Hòa chưa bao giờ đơn giản đến thế. Quý phụ huynh và các bạn học viên có thể dễ dàng đăng kí học một loại nhạc cụ yêu thích. Và ngay tại trung tâm Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát Music cũng liên tục khai giảng các khoá học hàng tháng. Đa dạng các lớp nhạc cụ: piano, organ, guitar, violin, trống, nhạc cụ dân tộc,… Cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn cho học viên.

 

học đàn
thông tin các lớp nhạc

 

Ngoài ra, Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát cũng chuyên cung cấp các loại nhạc cụ giáo dục. Như đàn organ, sáo dọc recorder, kèn phím Melodica, trống lục lạc Tambourine, kẻng tam giác Triangle, Maracas, trống, thanh phách gỗ,… Để đáp ứng nhu cầu giáo dục âm nhạc đang ngày càng phát triển tại Việt Nam hiện nay.

 

Quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học viên cần nhạc cụ phục vụ học tập có thể trực tiếp liên hệ với trung tâm qua Hotline 0986.320.806 hoặc Zalo 0988.821.621 để được hỗ trợ cụ thể.

Mẹo quan tâm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN TIẾT TẤU KHI CHƠI PIANO?

Tiết tấu là một trong những yếu tố nền tảng nhất của âm nhạc. Thực sự rất khó khăn để phối hợp được tất cả. Bao gồm các yếu tố: nốt nhạc, tiết tấu, diễn cảm vào đúng thời điểm....

ĐÀN ORGAN KURTZMAN – XUẤT XỨ & CÁC MODEL NỔI TRỘI

XUẤT XỨ THƯƠNG HIỆU “KURTZMAN”     Đàn organ Kurtzman là thương hiệu ra đời năm 1995 tại Vương quốc Anh. Chuyên sản xuất đàn organ học sinh – chuyên nghiệp và đàn piano điện tử. Sản phẩm của thương...

CÓ NÊN THAY DÂY NYLON VÀO ĐÀN GUITAR ACOUSTIC?

Việc thay dây đàn guitar nylon vào một mẫu đàn guitar acoustic hoặc ngược lại. Có thể ảnh hưởng đến âm thanh, tuổi thọ của đàn và cảm giác chơi của bạn. Vậy sự thay đổi này có nên hay...

KHOÁ HỌC GUITAR ĐIỆN TẠI BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

Khoá học guitar điện cơ bản dành cho người chưa từng học guitar điện. Nhưng có đam mê hoặc những ai muốn nâng cao khả năng chơi đàn của bản thân. Bạn đã từng mơ ước có thể chơi những...

HỌC ORGAN CÓ CHƠI ĐƯỢC PIANO KHÔNG?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỌC ORGAN VÀ PIANO   Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng; nhưng nếu chỉ học organ mà không học piano và ngược lại. Thì bạn cũng sẽ không thể chơi song song cả piano...