Menu

TRUNG TÂM NHẠC CỤ NGỌC HƯNG PHÁT 

NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH KHI HỌC ĐÀN PIANO – ORGAN

Khi chơi piano và organ keyboard, người chơi có thể không chú trọng hoặc vô ý phạm phải một số lỗi. Sau đây, Nhạc Cụ Biên Hoà sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh và các bạn học viên một số lỗi cơ bản thường gặp. Đó là những lỗi rất quan trọng. Nó quyết định việc học piano – organ có hiệu quả và thành công hay không.

 

1. LỖI NGỒI CONG LƯNG, GỒNG NGƯỜI, NGỒI QUÁ XA HOẶC QUÁ SÁT VỚI ĐÀN

 

Đây là lỗi rất nhiều học viên gặp phải và cần uốn nắn tư thế ngồi ngay từ đầu. Tư thế ngồi không đúng khi học tập, biểu diễn sẽ gây mất thẩm mỹ và không chuyên nghiệp. Dễ khiến các bạn mỏi mệt, không luyện tập được lâu. Ảnh hưởng xấu đến sự linh hoạt của bàn tay và các ngón tay.

 

Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, giữ khoảng cách vừa đủ

 

2. ĐỂ MÓNG TAY DÀI

 

Đây là một lỗi thường gặp ở cả học viên nhỏ và lớn. Đặc biệt là đối với các bạn nữ. Móng tay dài vướng víu. Khiến ngón tay kém linh hoạt và tư thế ngón bị sai lệch. Các bạn cần chú ý cắt móng tay thường xuyên để việc luyện tập piano – organ đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Chú ý cắt móng tay thường xuyên khi học piano – organ

 

3. LỖI TƯ THẾ BÀN TAY, NGÓN TAY KHÔNG CONG TRÒN

 

Đây là một trong những lỗi cực kỳ nguy hiểm và khó chữa nếu các bạn học viên đã tập thành thói quen. Bàn tay xoè ra, ngón tay duỗi thẳng chỉa xuống, cổ tay quá thấp, gãy gập ở đốt ngón tay,… đều là những lỗi sai tư thế nghiêm trọng cần uốn nắn. Để đảm bảo có thể phát triển kỹ thuật ngón về lâu dài. Ngay từ khi bắt đầu, chúng ta cần rèn luyện tư thế tay cho đúng. Các ngón tay và bàn tay thả lỏng, cong tròn tự nhiên. Phần thịt ở đầu ngón tay sẽ là nơi tiếp xúc với phím đàn.

 

6 lỗi tư thế tay thường gặp

 

Tham khảo video tư thế ngồi và tư thế tay đúng chuẩn:

 

4. LỖI TIẾT TẤU KHÔNG ĐỀU, KHÔNG NHỊP CHÂN

 

Khi chơi một đoạn nhạc, nhiều học viên mắc lỗi không giữ được nhịp điệu đều. Thường khởi động quá nhanh vì đã nắm chắc phần đầu của bài hát. Nhưng sau đó phải giảm tốc độ khi đến đoạn khó ở giữa. Sự thay đổi tiết tấu đột ngột càng làm rõ hơn những phần mà bạn chưa chơi thành thạo. Vì vậy, tiết tấu mà bạn có thể thoải mái chơi phần phức tạp mới chính là nhịp độ mà bạn nên bắt đầu tác phẩm.

 

Hãy giữ nhịp điệu đều đặn chậm rãi khi chơi bằng cách nhịp chân. Nhịp chân đơn giản là nhấc và đập mũi chân xuống sàn theo một cường độ nhất định. Khoảng cách giữa các lần nhịp giống nhau và đi theo tốc độ của bản nhạc. Bạn cần phải duy trì một tiết tấu nhịp chân nhất quán trong suốt cả bài. Bên cạnh đó, thói quen nhịp chân giống như một máy đếm nhịp tự thân. Giúp chúng ta nắm vững tiết tấu của bài, luyện tập chuẩn xác hơn. 

 

Nên nhớ rằng nếu chơi đàn càng nhanh thì thời gian học càng lâu. Vì bạn sẽ dễ mắc lỗi và phải tập lại những sai lầm trong suốt quá trình dài. Vì vậy, hãy đi CHẬM. Cho bản thân cơ hội ghi nhớ và phân tích bản nhạc. Khi bạn đã thành thạo ở tốc độ chậm. Thì bạn có thể dần dần thử tăng nhịp độ. 

 

5. DỒN SỰ CHÚ Ý VÀO CÁC NGÓN TAY QUÁ MỨC

 

Trong quá trình luyện tập, cố gắng nhìn xuống bàn tay của bạn càng ít càng tốt. Lý do cho điều này là khi học viên nhìn vào tay nhiều, bạn sẽ có xu hướng luyện tập sai lệch. Ví dụ: chơi thiên về cảm âm (chơi bằng tai), học thuộc lòng khi chơi, không chú ý đọc bản nhạc,… Đặc biệt nếu nhìn xuống tay quá nhiều, rồi sau đó nhìn lại bản nhạc. Bạn sẽ khó bắt kịp lại đoạn mình đang chơi và dễ mắc sai lầm.

 

 

Tuy vậy, hỉnh thoảng nhìn xuống tay cũng không sao. Đặc biệt là đối với một số bài học khó. Nhưng kể cả khi nhìn xuống, cũng sẽ có cách thực hiện sao cho đúng. 

 

6. KHÔNG ĐỌC NỐT NHẠC NGHIÊM TÚC

 

Việc đọc được nốt nhạc chính là nền tảng căn bản nhất của việc học nhạc. Tuy nhiên, một số học viên, đặc biệt là các bạn nhỏ không đọc nốt thường xuyên, khiến việc học càng về lâu dài càng khó khăn do đọc sai nốt, quên nốt, kéo theo thực hành sai. Có trường hợp các bạn không thực sự học nốt nhạc và vị trí các nốt nghiêm túc. Mà thay vào đó lấp liếm bằng cách nhìn số ngón tay ghi trên các nốt để đánh theo. 

 

 

Lời khuyên dành cho các bạn là phải cố gắng phân bổ thời gian. Trước khi bắt đầu thực hành một bản nhạc. Bạn nên ưu tiên phân tích bản nhạc thật kỹ trước. Đọc trôi chảy các nốt, nắm vững nhạc lý, tiết tấu. Giúp việc thực hành phần nào dễ dàng hơn. Đồng thời, hãy ôn tập vị trí các nốt nhạc thường xuyên để không quên nốt và mắc sai lầm khi thực hành. Tốt nhất là vừa chơi bản nhạc vừa đọc nốt thành tiếng. Để vừa ghi nhớ các nốt vừa giúp phát triển cảm giác nhịp điệu.

 

ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO ÂM NHẠC UY TÍN HƠN 10 NĂM KINH NGHIỆM

 

Để được trải nghiệm các lớp năng khiếu âm nhạc bổ ích. Bạn có thể ghé Trung tâm Âm nhạc Ngọc Hưng Phát tại số 499 Nguyễn Ái Quốc, phường Hố Nai, Biên Hòa – Đồng Nai (đối diện đường vào GX Lộc Lâm) hoặc truy cập vào website www.nhaccubienhoa.com để tham khảo khóa học nhé!

 

Liên hệ hotline để được tư vấn khóa học: 0988.821.621 (Zalo Ngọc Hưng Phát Music) hoặc 0986.320.806 (Zalo Nguyen Vinh Phat)

 

Xem thêm hình ảnh các lớp tại đây

Mẹo quan tâm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN TIẾT TẤU KHI CHƠI PIANO?

Tiết tấu là một trong những yếu tố nền tảng nhất của âm nhạc. Thực sự rất khó khăn để phối hợp được tất cả. Bao gồm các yếu tố: nốt nhạc, tiết tấu, diễn cảm vào đúng thời điểm....

ĐÀN ORGAN KURTZMAN – XUẤT XỨ & CÁC MODEL NỔI TRỘI

XUẤT XỨ THƯƠNG HIỆU “KURTZMAN”     Đàn organ Kurtzman là thương hiệu ra đời năm 1995 tại Vương quốc Anh. Chuyên sản xuất đàn organ học sinh – chuyên nghiệp và đàn piano điện tử. Sản phẩm của thương...

CÓ NÊN THAY DÂY NYLON VÀO ĐÀN GUITAR ACOUSTIC?

Việc thay dây đàn guitar nylon vào một mẫu đàn guitar acoustic hoặc ngược lại. Có thể ảnh hưởng đến âm thanh, tuổi thọ của đàn và cảm giác chơi của bạn. Vậy sự thay đổi này có nên hay...

KHOÁ HỌC GUITAR ĐIỆN TẠI BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

Khoá học guitar điện cơ bản dành cho người chưa từng học guitar điện. Nhưng có đam mê hoặc những ai muốn nâng cao khả năng chơi đàn của bản thân. Bạn đã từng mơ ước có thể chơi những...

HỌC ORGAN CÓ CHƠI ĐƯỢC PIANO KHÔNG?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỌC ORGAN VÀ PIANO   Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng; nhưng nếu chỉ học organ mà không học piano và ngược lại. Thì bạn cũng sẽ không thể chơi song song cả piano...