Menu

TRUNG TÂM NHẠC CỤ NGỌC HƯNG PHÁT 

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ÂM NHẠC QUỐC TẾ (PHẦN 1)

Trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc, mỗi nhà giáo đều trang bị cho mình những cách tiếp cận và giảng dạy khác nhau. Phương pháp dạy học nào cũng đều có hệ thống. Với các triết lý cơ bản; lộ trình, mục tiêu xác định rõ ràng. Được áp dụng và kiểm nghiệm trong thời gian dài để chứng minh rằng chúng thực sự hiệu quả.

 

Những phương pháp này không chỉ dạy trẻ sử dụng nhạc cụ mà còn dạy trẻ học hỏi âm nhạc một cách sáng tạo và tích cực. Sau đây là 4 phương pháp giáo dục âm nhạc nổi tiếng nhất: Orff, Suzuki, Kodaly, Dalcroze. Nhưng trong phần 1 này, chúng ta sẽ chỉ cùng nhau tìm hiểu hai phương phương pháp đầu tiên là Orff và Suzuki.

 

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ORFF – VỪA HỌC VỪA CHƠI

Orff Schulwerk là phương pháp được sáng tạo từ những năm 1920. Bởi hai nhà sư phạm người Đức – Carl Orff (1895-1982) và Gunild Keetman (1904-1990). Hiện phương pháp này được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nga, Nhật, và Hàn Quốc.

 

Carl Orff (trái) và Gunild Keetman (phải)
Carl Orff (trái) và Gunild Keetman (phải)

 

Phương pháp Orff Schulwerk là gì?

 

Phương pháp Orff Schulwerk là một cách giới thiệu và giảng dạy về âm nhạc. Ở một mức độ mà trẻ em dễ dàng lĩnh hội được. Trẻ sẽ tiếp cận các khái niệm về âm nhạc thông qua: hát, xướng đồng dao – ca dao, vỗ tay, đập gõ, chơi trò chơi, nhảy múa,… Với phương pháp này, năng lực âm nhạc tự nhiên trong mỗi đứa trẻ được khai thác tối đa.

 

Lớp học Orff Schulwerk
Lớp học Orff Schulwerk

 

Theo lý thuyết Orff Schulwerk, âm nhạc tồn tại đa thành phần nhưng không riêng rẽ. Nghĩa là âm nhạc phải gắn kết với động tác, vận động, vũ điệu, và nói – xướng theo vần điệu. Vì vậy, trẻ em học âm nhạc không phải chỉ nghe, đọc, xướng. Mà phải được tham gia, trải nghiệm âm nhạc qua vận động và chơi đùa.

 

Phương tiện của lớp học Orff Schulwerk 

 

Về thể loại âm nhạc; nhạc dân ca, đồng dao, vè, ca dao, hoặc những bài hát do trẻ em tự sáng tác được sử dụng chủ yếu trong lớp học Orff. Việc hát – xướng theo vần điệu, lồng ghép các trò chơi đơn giản nhằm nâng cao năng lực hát. Đồng thời phát triển khả năng cảm thụ nhịp, phách, điệu, âm hình và tiết tấu của trẻ.

 

Lớp học Orff Schulwerk
Lớp học Orff Schulwerk

 

Về nhạc cụ, ngoài bộ gõ cơ thể: vỗ tay, búng tay, vỗ đùi, dậm chân. Giáo viên có thể lựa chọn một số loại nhạc cụ bộ gõ hỗ trợ khác. Các nhạc cụ này thường được gọi là nhạc cụ Orff (Orff instruments). Có thể kể đến như: xylophone, metallophones, glockenspiel, maracas, kẻng tam giác, trống lục lạc tambourines, trống,… Ngoài ra, nhạc cụ thổisáo dọc recorder cũng được bổ sung để tạo sự phong phú âm sắc trong nhóm nhạc cụ Orff.

 

Trống lục lạc tambourines tại Nhạc cụ Biên Hòa - Ngọc Hưng Phát Music
Trống lục lạc tambourines tại Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát Music

 

Maracas gỗ tại Nhạc cụ Biên Hòa - Ngọc Hưng Phát Music
Maracas gỗ tại Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát Music

 

Sáo dọc Recorder Yamaha tại Nhạc cụ Biên Hòa - Ngọc Hưng Phát Music
Sáo dọc Recorder Yamaha tại Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát Music

 

Phương pháp Orff Schulwerk tại Việt Nam 

 

Học gõ thanh phách gỗ tại trường tiểu học Kon Thụp - Gia Lai
Học gõ thanh phách gỗ tại trường tiểu học Kon Thụp – Gia Lai

 

Học thổi sáo recorder tại trường tiểu học Trần Quốc Toản - Hà Nội
Học thổi sáo dọc recorder tại trường tiểu học Trần Quốc Toản – Hà Nội

 

Tại Việt Nam, kể từ chương trình giáo dục phổ thông 2001. Chúng ta đã bắt đầu áp dụng một số phương pháp giáo dục âm nhạc theo hướng Orff Schulwerk. Việc học gõ thanh phách, song loan, vỗ tay theo phách, theo nhịp và giai điệu là một ví dụ. Phương pháp Orff-Schulwerk sẽ cung cấp cho trẻ một tiềm năng to lớn trong việc phát triển kỹ năng và tư duy âm nhạc. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một điểm khởi đầu để phát triển tư duy âm nhạc cho con trẻ. Thì phương pháp Orff Schulwerk chính là một lựa chọn tuyệt vời.

 

PHƯƠNG PHÁP SUZUKI – MỌI ĐỨA TRẺ ĐỀU CÓ THỂ HỌC

 

Hơn 50 năm trước, nghệ sĩ violin người Nhật – Shinichi Suzuki (1898-1998) đã mô phỏng khả năng tiếp thu tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng của trẻ em vào việc học nhạc. Ông gọi phương pháp của mình là phương pháp tiếp cận bằng tiếng mẹ đẻ. Bởi sự đồng hành của cha mẹ, sự khuyến khích, yêu thương, lặp đi lặp lại từ sớm và liên tục,… là một số điểm nổi bật của phương pháp giáo dục âm nhạc Suzuki.

 

Nghệ sĩ violin người Nhật Shinichi Suzuki
Nghệ sĩ violin người Nhật Shinichi Suzuki

 

Phương pháp Suzuki là gì?

 

Phương pháp Suzuki dạy trẻ em chơi một loại nhạc cụ bất kỳ cũng giống như việc học một ngôn ngữ. Bao gồm các yếu tố sau:

 

Sự đồng hành của phụ huynh

Cha mẹ, ông bà, người hướng dẫn, người giám hộ,… sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ trẻ và kết hợp với giáo viên để tạo ra một môi trường học tập thú vị.

Tiếp xúc ngay từ sớm

Những năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng để phát triển tư duy âm nhạc. Phụ huynh nên cho trẻ nghe nhạc từ khi mới sinh; và giáo dục âm nhạc chính thức có thể bắt đầu từ ba hoặc bốn tuổi.

Lắng nghe và lặp đi lặp lại

Trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ thông qua khả năng lắng nghe, ghi nhớ và lặp lại nhiều lần. Tương tự, phương pháp Suzuki cũng đề cao thói quen nghe nhạc và chơi nhạc cụ hàng ngày.

Sự khích lệ

Mọi nỗ lực học chơi một loại nhạc cụ của trẻ nên được khen ngợi và khuyến khích chân thành.

Học với những đứa trẻ khác

Trẻ nên tham gia vào các bài học nhóm thường xuyên. Việc đồng luyện tập, biểu diễn giúp trẻ chúng học hỏi và thúc đẩy lẫn nhau.

Trì hoãn việc đọc

Trẻ em học đọc sau khi khả năng nói của chúng đã được phát triển tốt. Tương tự, nên cho trẻ làm quen và luyện tập các kỹ thuật cơ bản trên nhạc cụ trước khi được dạy đọc nhạc.

 

Những nhạc cụ nào được dạy thông qua phương pháp Suzuki?

 

Ban đầu, phương pháp Suzuki chú trọng việc dạy âm nhạc thông qua một loại nhạc cụ cụ thể là violin. Nhưng dần dần, phương pháp này đã được phát triển trong việc dạy và học nhiều loại nhạc cụ khác như: piano, organ, sáo, guitar,…

 

Tìm khóa đào tạo cho các loại nhạc cụ này tại đây.

 

Phương pháp Suzuki có gì khác biệt?

 

Tiến sĩ Suzuki đã cống hiến cả cuộc đời để phát triển phương pháp giáo dục của mình. Cách tiếp cận của Suzuki dựa trên niềm tin rằng:

 

“Khả năng âm nhạc không phải là tài năng bẩm sinh mà là khả năng có thể phát triển được. Bất kỳ đứa trẻ nào được đào tạo đúng cách đều có thể phát triển khả năng âm nhạc. Giống như tất cả trẻ em đều phát triển được khả năng nói tiếng mẹ đẻ. Tiềm năng ở mỗi đứa trẻ là không giới hạn.”

 

Mục tiêu của Tiến sĩ Suzuki không chỉ đơn giản là phát triển các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Mà còn nuôi dưỡng những con người yêu thương. Giúp phát triển tính cách của mỗi đứa trẻ thông qua việc học âm nhạc.

 

Học viên tại Ngọc Hưng Phát Music được làm quen với nhạc cụ trước khi đọc nhạc
Học viên tại Ngọc Hưng Phát Music được làm quen với nhạc cụ trước khi đọc nhạc

 

Vì vậy, phương pháp Suzuki và các phương pháp giáo dục khác có một số khác biệt cơ bản như sau:

 

  • Giáo viên áp dụng phương pháp Suzuki tin rằng khả năng âm nhạc có thể được phát triển ở tất cả trẻ em.
  • Học viên được làm quen với âm nhạc từ sớm.
  • Phụ huynh đóng một vai trò tích cực trong quá trình học tập.
  • Trẻ cảm thấy thoải mái với nhạc cụ trước khi học đọc bản nhạc.
  • Kỹ thuật chơi nhạc cụ được dạy trong bối cảnh của tác phẩm hơn là thông qua các bài tập khô khan.
  • Lộ trình học tập chia nhỏ và được tinh chỉnh thông qua đánh giá liên tục.
  • Học viên tập luyện thường xuyên, cá nhân và theo nhóm.

 

GIÁO DỤC ÂM NHẠC TẠI TRUNG TÂM NHẠC CỤ BIÊN HÒA – NGỌC HƯNG PHÁT MUSIC

 

Hiện nay tại thành phố Biên Hoà có rất nhiều trung tâm, lớp dạy đàn cho học viên mọi lứa tuổi. Và việc học đàn tại Biên Hòa chưa bao giờ đơn giản đến thế. Quý phụ huynh và các bạn học viên có thể dễ dàng đăng kí học một loại nhạc cụ yêu thích. Và ngay tại trung tâm Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát Music cũng liên tục khai giảng các khoá học hàng tháng. Đa dạng các lớp nhạc cụ: piano, organ, guitar, violin, trống, nhạc cụ dân tộc,… Cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn cho học viên.

 

học đàn
thông tin các lớp nhạc

 

Ngoài ra, Nhạc cụ Biên Hòa – Ngọc Hưng Phát cũng chuyên cung cấp các loại nhạc cụ giáo dục. Như đàn organ, sáo dọc recorder, kèn phím Melodica, trống lục lạc Tambourine, kẻng tam giác Triangle, Maracas, trống, thanh phách gỗ,… Để đáp ứng nhu cầu giáo dục âm nhạc đang ngày càng phát triển tại Việt Nam hiện nay.

 

 

Quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học viên cần nhạc cụ phục vụ học tập có thể trực tiếp liên hệ với trung tâm qua Hotline 0986.320.806 hoặc Zalo 0988.821.621 để được hỗ trợ cụ thể.

Mẹo quan tâm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN TIẾT TẤU KHI CHƠI PIANO?

Tiết tấu là một trong những yếu tố nền tảng nhất của âm nhạc. Thực sự rất khó khăn để phối hợp được tất cả. Bao gồm các yếu tố: nốt nhạc, tiết tấu, diễn cảm vào đúng thời điểm....

ĐÀN ORGAN KURTZMAN – XUẤT XỨ & CÁC MODEL NỔI TRỘI

XUẤT XỨ THƯƠNG HIỆU “KURTZMAN”     Đàn organ Kurtzman là thương hiệu ra đời năm 1995 tại Vương quốc Anh. Chuyên sản xuất đàn organ học sinh – chuyên nghiệp và đàn piano điện tử. Sản phẩm của thương...

CÓ NÊN THAY DÂY NYLON VÀO ĐÀN GUITAR ACOUSTIC?

Việc thay dây đàn guitar nylon vào một mẫu đàn guitar acoustic hoặc ngược lại. Có thể ảnh hưởng đến âm thanh, tuổi thọ của đàn và cảm giác chơi của bạn. Vậy sự thay đổi này có nên hay...

KHOÁ HỌC GUITAR ĐIỆN TẠI BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

Khoá học guitar điện cơ bản dành cho người chưa từng học guitar điện. Nhưng có đam mê hoặc những ai muốn nâng cao khả năng chơi đàn của bản thân. Bạn đã từng mơ ước có thể chơi những...

HỌC ORGAN CÓ CHƠI ĐƯỢC PIANO KHÔNG?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỌC ORGAN VÀ PIANO   Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng; nhưng nếu chỉ học organ mà không học piano và ngược lại. Thì bạn cũng sẽ không thể chơi song song cả piano...