THÔNG TIN SẢN PHẨM ĐÀN CÒ-NHỊ VIỆT NAM
ĐÀN CÒ-NHỊ VIỆT NAM là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (二). Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.).
Tuy phổ biến tên gọi “đàn nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là”líu” (hay “nhị líu” để phân biệt với “nhị chính”). Người Mường gọi là “Cò ke”. Người miền Nam gọi là “Đờn cò”. Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm ĐÀN CÒ-NHỊ VIỆT NAM cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.
ĐÀN CÒ-NHỊ VIỆT NAM có âm vực rộng hơn 2 quãng tám. Âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại. Gần với giọng hát cao (giọng kim). Muốn thay đổi âm sắc hoặc giảm độ vang người ta dùng đầu gối trái bịt một phần miệng loa xòe của bát nhị (khi ngồi trên ghế kéo đàn). Hay dùng ngón chân cái chạm vào da của bát nhị (khi ngồi trên phản kéo đàn, trên chiếu). Nhờ những cách này âm thanh sẽ xa vẳng, mơ hồ, tối tăm và lạnh lẽo. Diễn tả tâm trạng thầm kín, buồn phiền…
Đánh giá ĐÀN CÒ-NHỊ VIỆT NAM
Chưa có đánh giá nào.